[Hóa đơn điện tử S-Invoice] - Ngày 30/09/2019, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định rất rõ: từ ngày 01/11/2020, các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Thông tư 68, Viettel Solutions đã tổng hợp tất cả các nội dung quan trọng trong bài viết dưới đây.
Ảnh minh họa: Những nội dung quan trọng của Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử |
1. Hiệu lực thi hành của Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử
Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 30/09/2019 sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2019.
Cùng với đó, từ ngày ngày 30/9/2019 đến ngày 31/10/2020, các văn bản của Bộ Tài chính đã ban hành sau đây vẫn còn hiệu lực:
- Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thông tư số 191/2010/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải.
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC
- Quyết định số 1209/QĐ-BTC về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, Quyết định số 526/QĐ-BTC về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.
- Quyết định số 2660/QĐ-BTC về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC.
- Thông tư số 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Như vậy, kể từ ngày 01/11/2020, các Thông tư, Quyết định nêu trên sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành.
2. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 68/2019/TT-BTC
Thông tư 68/2019/TT-BTC nhằm hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Cụ thể, các nội dung hướng dẫn bao gồm: hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử, định dạng hóa đơn điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử, cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
3. Quyết định thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, thời điểm mà các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này là từ ngày 01 tháng 11 năm 2020.
4. Những quy định về tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn trên hóa đơn điện tử
Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn, được thể hiện trên mỗi hóa đơn như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, TEM, PHIẾU, VÉ, THẺ…
Ký hiệu mẫu hóa đơn là ký tự có một chữ số là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh các loại hóa đơn. Cụ thể:
- Số 1: cho biết loại hóa đơn giá trị gia tăng.
- Số 2: cho biết loại Hóa đơn bán hàng.
- Số 3: cho biết loại Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử.
- Số 4: cho biết các loại hóa đơn khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác có nội dung của hóa đơn điện tử.
Ký hiệu hóa đơn sẽ là nhóm có 6 ký tự, gồm cả chữ viết và chữ số, nhằm thể hiện ký hiệu hóa đơn để phản ánh các thông tin về loại hóa đơn có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn không mã, năm lập hóa đơn, loại hóa đơn điện tử được sử dụng.
Lưu ý rằng, tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).
Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn. Số hóa đơn được ghi bằng chữ số Ả Rập có tối đa 8 chữ số. Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn trong cùng một ký hiệu hóa đơn và ký hiệu mẫu số hóa đơn.
Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
5. Những quy định về tên, địa chỉ, mã số thuế trên hóa đơn
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán phải được thể hiện theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu có) sẽ được thể hiện theo từng trường hợp sau:
- Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua. Một số trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đặc thù cho người tiêu dùng là cá nhân theo quy định thì trên hóa đơn không phải thể hiện tên, địa chỉ người mua. Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nước ngoài đến Việt Nam thì thông tin về địa chỉ người mua có thể được thay bằng thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ xuất nhập cảnh và quốc tịch của khách hàng nước ngoài.
6. Những quy định về tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
Tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng Tiếng Việt. Với trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Đơn vị tính sẽ được người bán căn cứ vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa để xác định.
Số lượng hàng hóa, dịch vụ sẽ được căn cứ theo đơn vị tính nêu trên và được người bán ghi số lượng bằng chữ số Ả Rập.
Đơn giá hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ được người bán ghi theo đơn vị tính trên.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng thể hiện trên hóa đơn là thuế suất thuế giá trị gia tăng tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả Rập. Tuy nhiên, với trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì thể hiện theo nguyên tệ.
Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng hoặc khuyến mại theo quy định của pháp luật thì phải thể hiện rõ khoản chiết khấu thương mại, khuyến mại trên hóa đơn điện tử.
7. Quy định chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì người mua ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
8. Quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử
Theo Điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC, thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Ngoài ra, cũng trong Điều 4 này, Bộ Tài chính còn quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử với một số trường hợp cụ thể khác:
- Thời điểm lập hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với xây dựng, lắp đặt.
- Thời điểm lập hóa đơn với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng.
Với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế thì thời điểm lập hóa đơn điện tử là chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
Thời điểm lập hoá đơn bán dầu thô, condensate, khí thiên nhiên, dầu khí chế biến sẽ được áp dụng theo Điều 7 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
9. Định dạng hóa đơn điện tử
Tại Điều 5 của thông tư này, Bộ Tài chính đã xác định rõ định dạng của hóa đơn điện tử gồm 2 phần: phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn và phần chứa dữ liệu chữ ký số.
Riêng đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì sẽ có thêm 01 phần nữa: phần chứa dữ liệu liên quan đến mã của cơ quan thuế.
10. Cách đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã và không có mã của cơ quan thuế.
Để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, các tổ chức doanh nghiệp sẽ tiến hành theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 14 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Với hóa đơn không có mã của cơ quan thuế thì sẽ tiến hành đăng ký theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 20 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
11. Quy định các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Theo Điều 9 của Thông tư 68/2019/TT-BTC, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sẽ ngừng cấp với các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
- Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
- Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế.
- Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
12. Quy định các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.
Với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, Điều 15 của thông tư này đã quy định người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế không lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua nếu thuộc 1 trong 7 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nêu trên.
Ngoài ra, Khoản 2 Điều 15 cũng chỉ rõ một số trường được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.
- Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh có văn bản thông báo với cơ quan thuế được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử.
13. Cách xử lý sai sót với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Cách xử lý với từng trường hợp sai sót của hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã được quy định rất rõ tại Điều 11 của Thông tư số 8/2019/TT-BTC:
- Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót.
- Khi này cách xử lý sẽ là người bán phải thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.
- Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
- Nếu có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và cũng thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 và không phải lập lại hóa đơn.
- Nếu có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 về việc hủy hóa đơn điện tử và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót. Sau khi nhận được thông báo, cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới.
- Trường hợp cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót: Khi này, cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho người mua theo hướng dẫn tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 điều này. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã được cấp mã để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
Lưu ý rằng, tất cả các sai sót đối với hóa đơn điện tử có mã và không có mã, sau khi được phát hiện và tiến hành xử lý, cơ quan thuế sẽ có thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) cho người bán. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.
14. Cách xử lý hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Đối với trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì xử lý như sau:
- Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP).
- Trường hợp có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót. Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn…số hóa đơn..., ngày... tháng... năm”. Người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua. Trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cơ quan thuế thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế cũng theo Mẫu số 04 và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại Điều 16 Thông tư này.
Đối với trường hợp sau khi nhận dữ liệu hóa đơn điện tử, cơ quan thuế phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 05 (Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót. Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 về việc hủy hóa đơn (nếu có). Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế. Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.
15. Các điều kiện của tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử
Trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC mới ra lần này, Bộ Tài chính đã ban hành các quy định về điều kiện của tổ chức cung cấp hóa đơn điện tử tại Khoản 1 Điều 23.
Đây được xem như căn cứ quan trọng giúp các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử lựa chọn được cho mình đơn vị cung cấp giải pháp về hóa đơn điện tử tốt nhất.
Theo đó, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức.
- Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Về nhân sự: Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu; có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h/7 để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Về kỹ thuật: Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP; có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự ph ng đặt tại trung tâm dự ph ng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố; kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu quy định.
Trên đây là những điểm đáng lưu ý về hóa đơn điện tử trong Thông tư 68/2019/TT-BTC. Thân gửi đến quý doanh nghiệp!/
Nguồn tham khảo: Sinvoice.vn
No comments:
Post a Comment